Cựu nhân viên tiết lộ Apple thờ ơ khi các nhà cung cấp vi phạm luật lao động Trung Quốc

Cựu nhân viên tiết lộ Apple thờ ơ khi các nhà cung cấp vi phạm luật lao động Trung Quốc

10-12-2020 Lượt xem: 1,772
3.9/5 (1,024 lượt)

Apple bị cho là “đồng lõa” với việc các nhà cung cấp của hãng vi phạm luật lao động Trung Quốc, theo một báo cáo từ The Information.

Các nhà cung cấp đã đưa công nhân tạm thời vào nhà máy của họ hoặc "điều động lao động". Hành động này đã vi phạm luật lao động của Trung Quốc khi bộ luật nước này chỉ cho phép không quá 10 phần trăm công nhân của nhà máy là nhân viên tạm thời.

Tương tự như ở Mỹ, công nhân tạm thời tại Trung Quốc sẽ chỉ được nhận một khoản thù lao và phúc lợi ít ỏi. Dạng công việc này đang ngày càng phổ biến khi mối quan tâm về việc làm thuộc nhà máy ngày càng thu hẹp, theo nguồn tin của The Information.

Luật hạn chế việc sử dụng lao động phái cử có hiệu lực vào năm 2014. Năm đó, Apple đã thực hiện một cuộc khảo sát cho các nhà cung cấp của mình ở Trung Quốc để xác định xem có bao nhiêu người đã tuân thủ quy định. Táo khuyết nhận thấy rằng trong số 362 nhà máy, “gần một nửa đã vượt quá hạn ngạch cho công nhân tạm thời,” theo một bản báo cáo của The Information.

Mặc dù đó là con số đáng lo ngại, mọi thứ vẫn chẳng có gì thay đổi vào năm 2016 và thời hạn gia hạn tuân thủ cũng kết thúc. Ba cựu thành viên trong “nhóm trách nhiệm nhà cung cấp” của Apple nói rằng công ty “không có hành động lớn nào ngăn các nhà cung cấp vi phạm luật lao động tạm thời vì lo ngại phát sinh chi phí, tiêu hao nguồn lực và trì hoãn việc ra mắt sản phẩm”.

Bên trong một nhà máy của Apple.

Bên trong một nhà máy của Apple.

Nếu mọi sự là thật thì việc này rất đáng lưu tâm, bởi Apple từng nói hãng áp dụng các chính sách quy tắc ứng xử nhà cung cấp một cách bình đẳng trên toàn bộ chuỗi cung ứng của mình, giúp hạn chế nguy cơ xảy ra loại vi phạm này.

Một dữ liệu do Apple thu thập vào năm 2018 tiếp tục cho thấy vấn đề. The Information cho viết một nhà máy Quanta sản xuất Apple Watches đã thuê 5.000 công nhân tạm thời nhằm nâng lực lượng lao động lên 18.000 người. Khoảng 27% trong tổng số công nhân đó là nhân viên thời vụ, vượt mức 10% trong luật lao động Trung Quốc.

Đây không phải là lần đầu tiên Apple Watch vi phạm luật lao động. Trên thực tế, năm 2019, Táo khuyết đã thừa nhận ít nhất một phần của vấn đề lao động phái cử trong giao dịch với Foxconn.

Foxconn đã vượt quá giới hạn 10%, mặc cho hàng trăm lời hứa hẹn sẽ dừng lại trước đó. Chỉ mới tháng trước đó, một nhà cung cấp khác là Pegatron đã vi phạm luật lao động sinh viên và làm giả hồ sơ hòng che đậy. Apple phản hồi trong báo cáo rằng sẽ đặt công ty đó vào thách thức, và không cho họ tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh mới nào với Táo khuyết cho đến khi vấn đề được giải quyết.

Bất chấp ví dụ từ Pegatron, các hình phạt vẫn chưa được áp dụng rộng rãi. Giới hạn lao động tạm thời là một vấn đề mà tất cả các công ty công nghệ lớn đặt nhà máy sản xuất ở Trung Quốc có thể phải đối mặt, nhưng việc Apple muốn “ngạc nhiên và vui mừng” cùng với việc duy trì hạn ngạch sản xuất tích cực có khả năng làm vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

Trong trích dẫn từ báo cáo, một giám đốc điều hành giấu tên của Apple thừa nhận rất nhiều: “Chúng tôi đang gây khó khăn cho các nhà cung cấp của mình trong việc tuân thủ luật này vì 10% phái cử đơn giản là không đủ để đối phó với sự tăng vọt của nhu cầu lao động”.

Apple đang nhận thức được vấn đề, nhưng cho đến khi họ có những động thái mạnh mẽ hơn, các nhà cung cấp vẫn chọn đường tắt để duy trì chiến lược kinh doanh của Táo khuyết.

3.9/5 (1,024 lượt)

Bài viết liên quan


0913.111111

Chỉ đường

Chat FB

Chat Zalo

0913.111111