Giám đốc Microsoft kêu gọi trưng cầu dân ý về chủ nghĩa tư bản

Giám đốc Microsoft kêu gọi trưng cầu dân ý về chủ nghĩa tư bản

15-10-2020 Lượt xem: 1,590
4/5 (1,002 lượt)

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên toàn cầu, các cuộc biểu tình về phân biệt chủng tộc liên tục nổ ra kéo dài nhiều tháng và cuộc chiến bầu cử đang đi vào giai đoạn căng thẳng, Giám đốc điều hành của Microsoft – Satya Nadella – khẳng định rằng giờ là lúc để Mỹ hình dung lại chủ nghĩa tư bản.

“Sẽ là công bằng, ở hiện tại, năm 2020, giữa tâm điểm của đại dịch, nếu có một cuộc trưng cầu dân ý về chủ nghĩa tư bản. Chúng ta phải nhận ra mục đích xã hội cốt lõi của một công ty là gì” – vị giám đốc phát biểu trong Hội nghị Thượng định Forbes JUST 100 ảo.

Nói ngắn gọn, Nadella nhấn mạnh rằng những công ty như Microsoft nên đo lường số lượng việc làm và doanh thu sản sinh ở bên ngoài công ty và tác động về mặt kinh tế mà họ có đối với những thị trường mà hãng đang hoạt động, đối lập với thặng dư được tạo ra trong công ty.

Nhận xét của vị CEO, mà theo ông là lấy cảm hứng từ một cuốn sách do xuất bản vào cuối năm ngoái, do Colin Mayer – Giáo sư Nghiên cứu Quản lý thuộc Oxford, là một sự tiếp nối cho những lời kêu gọi liên tục hướng đến những người đứng đầu doanh nghiệp, mong họ cam kết hướng công ty của mình về cái gọi là “chủ nghĩa tư bản liên đới" (stakeholder capitalism).

Giám đốc điều hành của Microsoft

Giám đốc điều hành của Microsoft - Satya Nadella.

Đầu năm nay, Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos đã sử dụng cụm từ đó như là chủ đề cho sự kiện thường niên của mình, một động thái diễn ra sau khi gần 200 CEO của các tập đoàn lớn - bao gồm Jeff Bezos của Amazon và Jamie Dimon của JPMorgan Chase - ký hướng dẫn mới, bởi Hội nghị bàn tròn kinh doanh đã chỉ rõ vai trò của một tập đoàn là "thúc đẩy nền kinh tế phục vụ tất cả người Mỹ”.

Mặc dù một báo cáo gần đây đặt ra nghi ngờ về mức độ cam kết của các công ty này đối với “chủ nghĩa tư bản liên đới”, Nadella cho biết điều Microsoft cam kết là trở thành “carbon trung tính” vào năm 2030 và nhấn mạnh việc LinkedIn thúc đẩy giải quyết bất bình đẳng chủng tộc như sáng kiến được các cổ đông ủng hộ.

Từ khi Nadella nắm quyền điều hành với vai trò CEO Microsoft vào năm 2013, công ty bùng nổ tăng trưởng, một phần lớn nhờ hoạt động kinh doanh dịch vụ đám mây đang được đẩy mạnh - một lĩnh vực chỉ ghi nhận nhu cầu tăng cao trong thời kỳ đại dịch do lực lượng lao động toàn cầu buộc phải làm việc tại nhà.

Ngoài các vấn đề đại dịch và bình đẳng chủng tộc, Nadella cũng thảo luận về cuộc bầu cử liên bang sắp tới, vốn bị phủ bóng đen bởi những lời khẳng định của tổng thống Donald Trump rằng ông có thể không chấp nhận kết quả của nó. Nadella nhấn mạnh sự phụ thuộc của Microsoft vào một nền dân chủ mạnh mẽ và sự cần thiết phải duy trì các thể chế của nó.

“Là một công ty Mỹ - và hãng công nghệ - vị thế của chúng tôi trên thế giới và ở Mỹ, xuất phát từ sự cộng hưởng của nền dân chủ Mỹ,” Nadella nói với Andrea Jung - Giám đốc điều hành của Grameen American - người chủ trì buổi trò chuyện. “Vì vậy, bất kỳ vị thế nào của bất kỳ doanh nghiệp nào, kể cả của chúng tôi, đều phụ thuộc vào việc chúng tôi xây dựng dựa trên thể chế dân chủ mạnh mẽ ở đây và ở mọi nơi khác”.

4/5 (1,002 lượt)

Bài viết liên quan


0913.111111

Chỉ đường

Chat FB

Chat Zalo

0913.111111