Intel vs AMD: Đâu là con chip xuất sắc hơn?

Intel vs AMD: Đâu là con chip xuất sắc hơn?

12-11-2020 Lượt xem: 2,682
4/5 (1,014 lượt)

Bộ vi xử lý trung tâm (central processing unit - CPU) là “trái tim” của mọi thiết bị, từ điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop cho đến máy tính để bàn, TV thông minh. CPU sẽ xử lý tất các tác vụ do hệ điều hành đưa ra để thiết bị hoạt động một cách ổn định, đảm bảo năng suất làm việc của bạn.

Đã có những cuộc thảo luận xoay quanh các con chip của AMD và Intel - 2 cái tên nổi bật nhất ngành chế tạo chip - suốt hàng thập kỷ qua.

Intel vs AMD: Lịch sử của những nhà tạo chip

AMD và Intel đều là những tên tuổi lớn trong lĩnh vực sản xuất chip máy tính. Cả hai đều chịu trách nhiệm cho nền tảng x86, thứ vẫn đang được coi là kiến trúc căn bản để sản xuất bộ vi xử lý. Tuy nhiên, AMD đã tạo ra một bước đột phá bằng cách phát triển 64-bit cho loạt vi xử lý Athlon của mình, khai sinh ra thương hiệu AMD64 (sau này là x86-64). Intel cũng không thể phớt lờ tiến bộ đó.

Tuy nhiên, mọi thứ dường như không được cải thiện nhiều đối với Intel, khi hãng làm việc theo cách riêng trong lĩnh vực điện toán 64-bit, phần nhiều là do AMD tung ra con chip lõi kép đầu tiên 64 X2 3800+.

Nhưng thời kỳ AMD làm đầu tàu phát triển CPU sắp kết thúc, khi Intel cải tiến các bộ vi xử lý Core i5 và i7. Sau đó, công ty tiếp tục ra mắt CPU mới cho laptop và máy tính để bàn, vượt xa những tiến bộ mà AMD từng đạt được.

AMD công bố kiến trúc Bulldozer vào năm 2011, và nó không xuất sắc. Dù dòng vi xử lý mang lại sức mạnh đáng kinh ngạc, đặc biệt là FX-4100, chúng vẫn không thể đuổi kịp những gì mà Intel đang sở hữu tại thời điểm đó.

Intel và AMD là 2 cái tên nổi bật trong lĩnh vực sản xuất chip laptop, điện thoại.

Intel và AMD là 2 cái tên nổi bật trong lĩnh vực sản xuất chip laptop, điện thoại.

AMD FX-8350 vẫn nắm giữ kỷ lục tốc độ xung nhịp cao nhất vào khoảng 8,794.33 GHz. Nó có thể làm tròn quanh mốc 8.5GHz, nghe có vẻ không cao lắm cho đến khi bạn so sánh với mức trung bình từ 3 đến 4 GHz. Toàn bộ các con chip của AMD tại thời điểm ấy đều được mở khóa, trong khi fan trung thành của Intel phải bỏ thêm chi phí để sở hữu những phiên bản cao cấp.

Công ty tiếp tục cải thiện nền tảng bằng mọi cách có thể, dẫn đến việc các thế hệ CPU đời sau đón nhận nhiều ý kiến trái chiều. Intel đã có thể giữ nguyên cách tiếp cận phát hành Tick Tock của mình và định giá phần cứng phù hợp mà không gặp phải bất kỳ mối đe dọa tức thời nào từ AMD.

AMD không thể tiết lộ dự án nội bộ với thế giới, nhưng những kế hoạch đang được triển khai một cách âm thầm có thể thay đổi cục diện cho cả hai công ty trong vài năm tới. Hai công ty đang kèn cựa nhau bằng cách cung cấp những con chip có cùng mức giá và hiệu suất tương đương.

Intel vs AMD: Giá cả và giá trị

Đây được cho là yếu tố quan trọng mang tính quyết định giữa AMD và Intel, cũng là mấu chốt của những cuộc tranh cãi.

AMD thường được coi như là dòng CPU có mức giá thân thiện nhưng ít tiết kiệm năng lượng, có nhiều lõi được dán vào silicon hơn. Những mẫu chip AMD cũ như dòng FX dễ sinh nhiệt, nhưng vẫn hữu dụng trong một số tình huống.

Intel nỗ lực vừa duy trì tính cạnh tranh về giá cả, vừa quảng cáo các con chip của hãng theo kiểu càng đơn giản càng tốt, và chúng vẫn phổ biến cho tới hiện tại. Khi AMD suy thoái vào thập kỷ đầu của thế kỷ 21, Intel có thể nâng giá CPU lên cao hơn so với mức giá thông thường, bởi AMD không còn sản phẩm cạnh tranh.

Trong nhiều năm, Intel gần như là bá chủ thị trường, cho đến khi AMD trở lại với Ryzen và kiến trúc Zen. Công ty buộc phải thành công với Ryzen. May mắn cho fan của AMD, nền tảng mới này là một bước nhảy vọt đáng kinh ngạc so với thế hệ bộ vi xử lý trước.

Chip của Intel thường có giá cao hơn chip của AMD.

Chip của Intel thường có giá cao hơn chip của AMD.

Nhưng vì AMD là kẻ yếu thế và đang chật vật giành lại thị phần, hãng phải cân nhắc về việc định giá dòng Ryzen thế hệ đầu. Những bộ vi xử lý mới từ AMD có chất lượng tốt hơn những gì mà Intel đã và đang tung ra thị trường, và có mức giá mềm hơn. Intel đã mất cảnh giác, khiến cho dòng Core X ra mắt không đúng thời điểm và thất bại trong việc hạ giá Core i9 X xuống 50%.

Cho đến ngày hôm nay, các bộ vi xử lý đều đang có mức giá thân thiện với các nhà sản xuất PC và những ai muốn nâng cấp CPU bên trong cỗ máy của mình. Người dùng có thể bỏ ra ít hơn 300 USD để mua chip 6 lõi, mỗi lõi đạt hiệu suất đáng kể. AMD vẫn cung cấp nhiều giá trị hơn về lõi và luồng mà không phải hy sinh nhiều ở bộ phận hiệu suất. ‘

Ryzen 5 3600X của AMD và Core i5-9600K là hai bộ vi xử lý tầm trung tuyệt vời, có giá lần lượt là 199 USD và 269 USD. Bạn có thể tìm thấy hai mẫu CPU cùng mức giá, nhưng không giống nhau. Ryzen 5 3600X của AMD có thể được mở khóa với 6 lõi và 12 luồng. Intel Core i5-9600k cũng có thể mở khóa nhưng chỉ với 6 lõi và 6 luồng và không có siêu phân luồng.

Thậm chí, ngay ở phân khúc thấp, AMD cũng tung ra một vài “bom tấn”. Ryzen 3200G sở hữu card đồ họa Radeon tương tự với Ryzen 5 3400G, có thể đảm đương nhiều tựa game ở mức setting cao. Nó đánh bại Core i3-9100 của Intel – CPU có cùng mức giá nhưng chỉ được trang bị card đồ họa trung bình.

Intel vs AMD: Hiệu suất

Xét về hiệu suất, nhìn chung, Intel là cái tên dẫn đầu. Ngôi vương không còn thuộc về thế hệ vi xử lý Ryzen hiện tại của AMD, vì Intel một lần nữa đi trước với Comet Lake.

Lấy ví dụ chip Core i9-10900K của Intel chẳng hạn. Nó là con chip 10 lõi 20 luồng vô cùng mạnh mẽ. Nó có thể đạt tốc độ xung nhịp lên tới 5.3 GHz trên một lõi nhờ thuật toán mới. Đây chính là thứ mà fan hâm mộ trung thành của Intel mong đợi từ lâu.

Chip của Intel nhỉnh hơn về hiệu suất.

Chip của Intel nhỉnh hơn về hiệu suất.

Core i9-10900K được thiết kế để đạt hiệu suất cao về điện toán, chơi game nói chung. Song, nó chưa phải là thứ xuất sắc nhất của Intel, bởi vẫn đang sử dụng node tiến trình 14nm và chưa hỗ trợ PCle 4.0 trên các con chip.

AMD cũng không bị đối thủ bỏ quá xa. Ryzen 9 3900X vẫn được đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho game thủ ở thời điểm hiện tại với tổng cộng 12 lõi và 24 luồng, cũng như tốc độ xung nhịp có thể tăng lên 4.6GHz. Cả Ryzen 9 3900X và Core i9-10900K đều là những con chip có sức mạnh đáng nể với mức giá hợp lý.

Với người dùng phổ thông và các game thủ, cả hai nền tảng chip đều cung cấp hiệu suất đa dạng. Song, Intel vẫn vượt trội hơn về tổng thể.

Intel vs AMD: Con chip cho laptop và di động

Cho tới hiện tại, Intel vẫn đang thống trị thị trường laptop. Dù AMD đã thành công khi chiếm lại cảm tình của một bộ phận giới mộ điệu nhờ ra mắt Ryzen, họ vẫn miễn cưỡng phải tham gia vào không gian di động. AMD trình làng một số con chip Ryzen 3000 mới cho notebook, nhưng chúng gây thất vọng khi so sánh với những gì mà Intel đang sở hữu.

Mọi thứ chỉ thay đổi khi CPU di động Ryzen 4000 ra đời. Ryzen 9 4900HS là một mẫu CPU 8 lõi và 16 luồng, có thể tăng tốc lên tới 4.3 GHz. Con quái vật này đã đánh bại các chip xử lý di động cao cấp của Intel, giúp mở rộng thị phần ở mảng di động cho AMD.

Intel vs AMD: Ai là người chiến thắng?

Dù chọn AMD hay Intel, bạn đều có thể sở hữu một chiếc PC có khả năng xử lý nhiều tác vụ. Tất nhiên, có sự chênh lệch rõ ràng về giá trị và giá cả.

Bộ sưu tập vi xử lý của AMD, đặc biệt là Ryzen 3000, cung cấp nhiều giá trị hơn so với mức giá niêm yết của nó. Dù cài đặt Ryzen 3 3200 hoặc Ryzen 9 3950X, bạn đều sẽ có nhiều lõi và luồng hơn sản phẩm cạnh tranh của Intel mà không phải hy sinh quá nhiều về hiệu suất trên mỗi lõi.

Nếu bạn đã bị phụ thuộc vào một nền tảng và không có kế hoạch chuyển đổi bo mạch chủ, nâng cấp lên một con chip cao hơn có thể mang lại kết quả khả quan. Bạn cần nhớ rằng Intel chỉ hỗ trợ bộ chip cho hai thế hệ, trong khi AMD hỗ trợ tốt hơn trên các bo mạch chủ cũ cho các bộ vi xử lý mới hơn.

Intel xuất sắc hơn một chút so với AMD khi nói về hiệu suất, nhưng người dùng phổ thông khó có thể nhận ra sự khác biệt nếu không theo dõi các bài đánh giá hiệu năng.

4/5 (1,014 lượt)

Bài viết liên quan


0913.111111

Chỉ đường

Chat FB

Chat Zalo

0913.111111