Microsoft cáo buộc tin tặc tấn công các nhà nghiên cứu vắc-xin Covid-19

Microsoft cáo buộc tin tặc tấn công các nhà nghiên cứu vắc-xin Covid-19

16-11-2020 Lượt xem: 1,589
5.1/5 (1,005 lượt)

Theo lời Microsoft, tin tặc từ Triều Tiên và Nga đang nhắm vào các công ty tiến hành nghiên cứu vắc-xin và phương pháp điều trị Covid-19. Hãng công nghệ Mỹ cho biết các cuộc tấn công đều hướng tới 7 công ty hàng đầu trong lĩnh vực dược phẩm và các nhà nghiên cứu ở Mỹ, Canada, Pháp, Ấn Độ và Hàn Quốc.

“Trong số các mục tiêu, phần lớn là các nhà sản xuất vắc-xin đang sở hữu vắc-xin chống COVID-19 cho các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng khác nhau,” theo bài đăng trên blog của Tom Burt - Phó chủ tịch Microsoft về bảo mật và sự tin cậy của khách hàng. Hãng không nêu tên cụ thể tên của các công ty hoặc cung cấp chi tiết về những thông tin có thể đã bị đánh cắp hoặc bị xâm phạm. Tuy nhiên, công ty khẳng định họ đã thông báo cho các tổ chức và đề nghị hỗ trợ nếu các cuộc tấn công thành công.

Theo Microsoft, phần lớn các cuộc tấn công đã bị ngăn chặn nhờ bởi các biện pháp bảo vệ an ninh của họ.

Microsoft thông báo đa số các cuộc tấn công đều đã bị chặn nhờ các biện pháp an ninh của hãng.

Microsoft thông báo đa số các cuộc tấn công đều đã bị chặn nhờ các biện pháp an ninh của hãng.

Tin tặc đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để triển khai các cuộc tấn công, bao gồm nỗ lực đăng nhập mang tính bạo lực để đánh cắp thông tin đăng nhập, cũng như các cuộc tấn công lừa đảo trực tuyến, trong đó, chúng giả dạng thành nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ứng viên và là đại diện của Tổ chức Y tế thế giới, theo bài đăng trên blog

Burt viết: “Điều đáng lo ngại là những thách thức này hiện đã hợp nhất khi các cuộc tấn công mạng được dùng để phá hoại nhiều tổ chức chăm sóc sức khỏe đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ đại dịch”. "Chúng tôi cho rằng những cuộc tấn công này là vô lương tâm và cần bị lên án bởi xã hội văn minh”, ông kêu gọi.

Các ca nhiễm Covid-19 mới đang tăng nhanh tại Mỹ và các khu vực khác trên thế giới, nhưng việc nghiên cứu vắc-xin cũng đang được đẩy mạnh. Pfizer và BioNTech tuyên bố vắc xin của họ đạt hiệu quả 90% trong việc ngăn ngừa Covid-19 có triệu chứng rõ ràng trong các thử nghiệm lâm sàng. Dữ liệu sơ bộ đó vẫn chưa được các nhà nghiên cứu độc lập kiểm tra, nhưng các chuyên gia gọi tin tức này là “cực kỳ đáng khích lệ”.

5.1/5 (1,005 lượt)

Bài viết liên quan


0913.111111

Chỉ đường

Chat FB

Chat Zalo

0913.111111