Microsoft muốn thách thức Amazon trong việc kết nối vệ tinh với đám mây

Microsoft muốn thách thức Amazon trong việc kết nối vệ tinh với đám mây

14-09-2020 Lượt xem: 1,845
5/5 (1,018 lượt)

Microsoft dường như muốn đối đầu với Amazon trong việc cung cấp dịch vụ kết nối vệ tinh trực tiếp với hệ thống điện toán đám mây của công ty, theo tài liệu mà hãng đã nộp cho Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) vào tháng trước.

Những nỗ lực này cho thấy hai nhà cung cấp cơ sở hạ tầng dữ liệu đám mây lớn nhất thường xuyên tìm cách chiếm ưu thế trước đối phương. Theo đó, hai công ty có thể sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng tiềm năng.

Microsoft và kế hoạch xây dựng trạm mặt đất

Microsoft lên kế hoạch kết nối một vệ tinh hình ảnh của Tây Ban Nha với hai trạm mặt đất. Cả hai đều được đặt tại trụ sở chính của hãng thuộc bang Washington để thể hiện rằng họ có thể tải trực tiếp “dữ liệu vệ tinh lên Azure Cloud nhằm ngay lập tức xử lý”, tài liệu của FCC cho biết.

Tạm mặt đấtclà một mắt xích quan trọng để truyền phát dữ liệu đến và đi từ vệ tinh theo quỹ đạo. Đáng chú ý, Microsoft dự kiến xây dựng một trong hai trạm mặt đất tại trung tâm dữ liệu của hãng thuộc Quincy, Washington.

Vào ngày 2/9, FCC đã ủy quyền cho Microsoft thực hiện các cuộc biểu diễn chứng minh khái niệm về dịch vụ. Sự ủy quyền này cung cấp cho Microsoft giấy phép kéo dài 6 tháng, cho phép việc tải dữ liệu hình ảnh và truyền thông.

Một chiếc ăng-ten đặt tại trạm mặt đất

Một chiếc ăng-ten đặt tại trạm mặt đất.

Vệ tinh của Tây Ban Nha, gọi là Deimos-2, được phóng lên quỹ đạo vào tháng 6/2014. Nó được điều khiển bởi chi nhánh của công ty hình ảnh vệ tinh UrtherCast Canada. Ở các thử nghiệm, vệ tinh Deimos-2 chỉ nằm trong phạm vi ăng-ten của Microsoft khoảng một vài phút.

Theo như những gì Microsoft nói trong một hồ sơ FCC khác, hãng muốn tổ chức các cuộc biểu diễn trước, trong và sau Hội nghị Ignite cho các chuyên gia IT, bắt đầu vào ngày 22/9.

“Nếu như các cuộc trình diễn này có thể lôi kéo sự quan tâm từ thị trường, Microsoft sẽ nộp đơn đăng ký quyền sử dụng trạm mặt đất tới Văn phòng Cân đo quốc tế (IB) để hỗ trợ cho các hoạt động thương mại trong tương lai. Đơn đăng ký này sẽ bao gồm một yêu cầu được gia nhập thị trường Mỹ cho Deimos-2”, hãng tuyên bố.

Cạnh tranh với AWS

Amazon là cái tên dẫn đầu trong thị trường phát triển điện toán đám mây, với 45% thị phần vào năm 2019. Trong khi đó, Microsoft chiếm 18% thị phần, theo một nghiên cứu về ngành công nghiệp khoa học kỹ thuật của công ty Gartner. Theo sau là Alibaba, Google, Tencent và một số nhà cung cấp điện toán đám mây khác có thị phần ít hơn 10%.

Microsoft có một trang web thống kê các dịch vụ có sẵn từ AWS và các dịch vụ tương ứng của riêng hãng, dù các trạm mặt đất không được thống kê trong website này vào hôm thứ 6 tuần trước.

Cơ sở hạ tầng đám mây mang lại phần lớn doanh thu cho Amazon. Còn với Microsoft, doanh thu ở mảng này cũng đang tăng nhanh so với các lĩnh vực chính khác như Windows hay các gói hỗ trợ thương mại cho Office 365.

Azuze Cloud của Microsoft sẽ được đặt lên bàn cân để cạnh tranh với AWS của Amazon.

Azure Cloud của Microsoft sẽ được đặt lên bàn cân để cạnh tranh với AWS của Amazon.

Microsoft nhấn mạnh trong tài liệu rằng, bằng cách xây dựng một hệ thống trạm mặt đất, hãng muốn chứng minh cho các công ty vệ tinh thấy thấy lợi ích tiềm ẩn của việc kết nối trực tiếp với Azure Cloud.

Nhưng Microsoft không đơn độc. Chiến lược của hãng tương tự với chiến lược do Amazon đề ra từ tháng 11/2018, khi họ ra mắt dịch vụ trạm mặt đất AWS. Điều này đẩy các ông lớn công nghệ vào một cuộc chiến ngang tài ngang sức trong lĩnh vực mới của dịch vụ điện toán đám mây.

Trạm mặt đất AWS là bước chuyển mình công khai đầu tiên của Amazon sang phần cứng liên quan đến không gian, đồng thời, công ty thành lập bộ phận Giải pháp vệ tinh và Hàng không vũ trụ, làm việc trên hệ thống internet dựa trên không gian vũ trụ của chính hãng có tên là Project Kuiper. Hệ thống trạm mặt đất của Amazon bắt đầu đi vào hoạt động từ năm nay tại 2 trong số 12 địa điểm đã được lên kế hoạch.

Dù cho đến nay, Amazon chưa tiết lộ tất cả các khách hàng của trạm mặt đất AWS, hãng đã nhấn mạnh rằng dịch vụ này đang được Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực NASA và các công ty như Capella Space, Spire Global, Maxar Technologies, Myriota, Thales Alenia Space sử dụng.

Amazon cho biết trạm mặt đất AWS có thể kết nối với nhiều loại vệ tinh bay theo quỹ đạo Trái đất ở tầm thấp và trung. Công ty cũng tự hào rằng AWS có thể giảm thời gian xử lý và phân tích dữ liệu vệ tinh “từ hàng giờ đồng hồ xuống phút hoặc giây” và giúp khách hàng tiết kiệm “đến 80% chi phí” cho các hoạt động của trạm mặt đất truyền thống.

5/5 (1,018 lượt)

Bài viết liên quan


0913.111111

Chỉ đường

Chat FB

Chat Zalo

0913.111111