Tổng quan về DDR4 SDRAM trên máy tính

Tổng quan về DDR4 SDRAM trên máy tính

18-02-2021 Lượt xem: 3,490
4/5 (1,009 lượt)

DDR4 SDRAM hiện đang được sử dụng rất phổ biến trên cả những chiếc laptop, máy tính để bàn lẫn thiết bị di động. Với những ưu thế của mình, nó đang dần chiếm lĩnh thị trường và thay thế những người anh em tiền nhiệm.

DDR4 SDRAM là gì?

DDR4 SDRAM (tên viết tắt của Double Data Rate 4 - tốc độ dữ liệu kép 4) là một bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên đồng bộ với giao diện băng thông cao trên máy tính.

Tổng quan về DDR4 SDRAM trên máy tính

Bộ nhớ mang lại nhiều ưu điểm vượt trội.

DDR4 SDRAM được chính thức phát hành ra thị trường vào năm 2014, tập trung vào bộ nhớ ECC với vai trò là một biến thể của bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động (DRAM), kế thừa và phát triển công nghệ của các thế hệ DDR SDRAM trước là DDR2 và DDR3.

Sức mạnh của DDR4 SDRAM

  • Cung cấp điện áp hoạt động thấp, chỉ 1.2V

  • Tốc độ truyền cao tới 2133 ~ 3200 MT/s

  • Trang bị thêm tới 4 công nghệ Bank Group mới có tính năng hoạt động độc lập

  • Có khả năng xử lý 4 dữ liệu trong cùng một chu kỳ xung nhịp

  • Một số chức năng hữu ích khác như: DBI (Data Bus Inversion), CRC (Cyclic Redundancy Check) và CA parity giúp cải thiện sự ổn định của khả năng truyền và truy cập dữ liệu.

Tổng quan về DDR4 SDRAM trên máy tính

Là sự kế thừa và phát triển của các thế hệ trước.

Ưu thế của DDR4 SDRAM so với các thế hệ trước

Thông thường, những sản phẩm càng mới sẽ càng có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với thế hệ trước và DDR4 SDRAM cũng vậy, nó hội tụ nhiều sự cải tiến như:

  • Tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn: Rút ngắn thời gian truyền tải giữa RAM, CPU và các thành phần khác, giúp thiết bị của bạn hoạt động nhanh nhạy hơn

  • Tiết kiệm năng lượng hơn, kéo dài tuổi thọ pin cho thiết bị của bạn: DDR4 SDRAM được thiết kế với mức điện năng tiêu thụ thấp và chủ yếu được tích hợp trong các thiết bị có tính di động cao như smartphone, tablet,...

Tổng quan về DDR4 SDRAM trên máy tính

Tốt hơn thế hệ tiền nhiệm về mọi mặt

  • Dung lượng lớn hơn: Mỗi con chip nhớ trên loại RAM này có mật độ lớn, hỗ trợ dung lượng tối đa lên đến 512GB, thay vì ở mức chỉ 128GB trên DDR3.

  • Trong khi thế hệ tiền nhiệm DDR3 chỉ có các mức xung nhịp bus lần lượt là 800, 1066, 1333, 1600, 1866, 2133 (MHz) thì DDR4 có tới 1600, 1866, 2133, 2400, 2666, 3200 và thậm chí là 4266 (MHz) giúp tốc độ truyền dữ liệu được nhanh hơn hẳn.

DDR SDRAM Standard

Internal rate (MHz)

Bus clock (MHz)

Prefetch

Data rate (MT/s)

SDRAM

100-166

100-166

1n

100-166

DDR

133-200

133-200

2n

266-400

DDR2

133-200

266-400

4n

533-800

DDR3

133-200

533-800

8n

1066-1600

DDR4

133-200

1066-1600

8n

2133-3200

Với những ưu điểm vượt trội thì DDR4 SDRAM hiện đang rất thu hút người dùng cũng như các nhà sản xuất khi vừa giúp kéo dài thời lượng sử dụng pin, vừa giảm được nhiệt năng bị thải ra ngoài trên các thiết bị.

Và, không nằm ngoài cuộc chạy đua công nghệ, Microsoft cũng đã kịp thời tích hợp loại RAM hiện đại này trên các thiết bị máy tính xách tay thời thượng của mình từ lâu, cụ thể là trên chiếc Surface Studio 2 mạnh mẽ và đẳng cấp được cho ra mắt vào tháng 10/2018.

4/5 (1,009 lượt)

Bài viết liên quan


0913.111111

Chỉ đường

Chat FB

Chat Zalo

0913.111111