Tương lai của Microsoft Windows là hướng tới người dùng

Tương lai của Microsoft Windows là hướng tới người dùng

25-11-2020 Lượt xem: 2,247
4.9/5 (1,023 lượt)

Báo cáo tài chính của Microsoft đã tiết lộ một câu chuyện thú vị. Dù Azure không ngừng tăng trưởng, cùng với doanh thu đám mây, thì trọng tâm vẫn là Windows và Office. Tên gọi của sản phẩm và mô hình kinh doanh có thể thay đổi, nhưng những thành tựu vững chắc đó vẫn là nền tảng cho mọi thứ đến từ Redmond.

Office giờ có thể là dịch vụ đăng ký Microsoft 365, còn Windows, cả máy tính để bàn và máy chủ, hiện là một loạt các bản phát hành luân phiên hai năm một lần thay vì một “cú nổ lớn” cứ sau ba năm hoặc lâu hơn, nhưng chúng vẫn là Office và Windows.

Tiếp theo sau các sự kiện Microsoft Ignite, Build và Inspire vào năm 2020, thứ mà các tín đồ công nghệ quan tâm là hình thức của nền tảng Windows và hướng đi của hệ điều hành dành cho máy tính để bàn, đặc biệt là đối với hơn một tỷ người dùng trên khắp thế giới.

Dù thế giới đang dần phụ thuộc nhiều vào đám mây, thì các ứng dụng đám mây vẫn cần PC và điện thoại thông minh để đưa dịch vụ đến với người dùng. Ngay cả khi smartphone thống trị, đa số người dùng vẫn cần Windows.

Hình thức của Windows

Microsoft có vẻ sẽ cung cấp không phải một, mà là hai bản cập nhật cho Windows vào năm 2021.

Bản đầu tiên – Windows 10X – là một phiên bản mới và nhẹ hơn dành cho phần cứng mới. Trong khi đó, bản thứ hai là bản làm mới giao diện mà người dùng mong đợi từ lâu, với những yếu tố giao diện người dùng đã được thử nghiệm trên Xbox.

Windows 10X.

Windows 10X.

Ban đầu, Windows 10X được giới thiệu cho thiết bị màn hình kép Surface Neo. Mẫu máy này hiện đang bị hoãn ra mắt. Một phần của kế hoạch dài hạn nhằm tách trải nghiệm người dùng Windows ra khỏi hệ điều hành cơ bản – với một phiên bản cung cấp năng lượng cho HoloLens 2 và một phiên bản khác dự kiến dành cho mẫu Surface Hub nâng cấp trong tương lai. Hiện tại, nó được đưa vào các mẫu PC giá rẻ cạnh tranh với Chromebook của Google.

Với trọng tâm đặt vào các ứng dụng Windows Store và ứng dụng web tiến bộ (PWA), khách hàng mục tiêu của nó khả năng là những người làm việc trong lĩnh vực giáo dục và người dùng gia đình hơn là dân văn phòng.

Nhờ mang lại trải nghiệm người dùng hoàn toàn khác, gần giống tablet hơn và chạy trên các thiết bị giá rẻ hơn, Windows 10X sẽ thúc đẩy việc áp dụng công nghệ đóng gói ứng dụng MSIX của Microsoft.

Được thiết kế để hoạt động với cả bộ công cụ dành cho nhà phát triển phần mềm Win32 và WinRT (SDK), MSIX cho phép các tùy biến tách biệt khỏi ứng dụng, cung cấp cho doanh nghiệp khả năng định cấu hình ứng dụng trước một cách nhanh chóng, đồng thời, hỗ trợ công nghệ hiện đại, cập nhật nhanh. Mỗi bản dựng mới xuất xưởng có thể được ghép nối với một bộ tùy chỉnh tạo sẵn, tăng tốc độ triển khai của doanh nghiệp và đảm bảo công nhân có quyền truy cập vào các bản sửa lỗi nhanh nhất có thể.

Trong khi đó, Windows 10 dành cho máy tính để bàn có khả năng sẽ tiếp tục chu kỳ phát hành 2 lần/năm, với một bản phát hành chính vào mùa xuân và bản phát hành thứ yếu, hỗ trợ dài hạn vào mùa thu. Việc cập nhật giao diện người dùng chính được cho là rơi vào bản phát hành thứ hai trong năm. Rất có thể, sẽ có một sự thay đổi trong nhịp phát hành. Bản cập nhật thứ yếu sẽ xuất hiện vào mùa xuân, còn bản cập nhật chính ra mắt vào cuối năm nhưng nhưng vẫn với có cùng mô hình hỗ trợ như hiện tại.

Windows vẫn sẽ duy trì chu kỳ nâng cấp 2 lần/năm.

Windows vẫn sẽ duy trì chu kỳ nâng cấp 2 lần/năm.

Phần lớn thiết kế cho cả Windows 10X và bản cập nhật Windows 10 được cho là đều xây dựng trên Fluent Design của Microsoft – thứ có thể tìm thấy trong các biểu tượng được tái thiết kế cho các ứng dụng Windows 10 và menu Start cùng bản cập nhật thanh tác vụ trong các bản phát hành gần đây.

Fluent Design bao gồm hỗ trợ cho các hiệu ứng trong suốt Acrylic của Microsoft, cũng cải tiến để các bảng điều khiển nhất quán hơn. Việc đại tu thiết kế dự kiến có thể liên quan đến chuyện thay thế các bảng điều khiển và hộp thoại cũ, đồng thời di chuyển nhiều công cụ tích hợp sẵn của Windows sang ứng dụng cài đặt của nó.

Cung cấp desktop và ứng dụng di động hiện đại

Phát triển ứng dụng vẫn đang là trọng tâm cho chiến lược nền tảng của Microsoft, với các thành phần quan trọng gồm desktop, di động và web.

Trên desktop, ngôn ngữ thiết kế Fluent Design vẫn là mấu chốt cho cảm quan của ứng dụng Windows. Đồng thời, nó cuối cùng cũng hợp nhất các nền tảng. Các nền tảng .Net chuyển sang nguồn mở .Net Core in .Net 5 và sử dụng các thư viện Tiêu chuẩn .Net để cung cấp giao diện lập trình ứng dụng (APIs) quen thuộc giúp đơn giản hóa mã cho nền tảng mới.

Fluent Design.

Fluent Design.

Dù một số tính năng .Net không còn được hỗ trợ trực tiếp trong bản phát hành mới, những các phiên bản cộng đồng của nhiều APIs bị thiếu hiện đang được phát triển, nhằm cải tiến những mã cũ. Dẫu .Net5 đã có sẵn trên Windows, MacOS và Linux, hỗ trợ cho giao diện người dùng của nó chỉ khả dụng với Windows và giao diện người dùng đồ họa web. Điều đó có nghĩa là các nhà phát triển doanh nghiệp cần chuyển sang các công nghệ liên quan, chẳng hạn như Xamarin Forms để cung cấp cho các ứng dụng hỗ trợ đa nền tảng.

Có lẽ, một trong những sự phát triển quan trọng nhất là việc tách bảng điều khiển giao diện người dùng ra khỏi các SDK Windows khác nhau trong gói WinUI 3 SDK chéo. Những bảng điều khiển mới có thể được phát hành khi chúng được phát triển hoặc cập nhật và khi chúng được đóng gói với mã, sự thay đổi trong một ứng dụng sẽ không ảnh hưởng đến ứng dụng khác. WinUI 3 hoạt động trên nhiều nền tảng, kết hợp với Maui của .Net, mô hình giao diện người dùng ứng dụng đa nền tảng đang được Xamarin và công cụ .Net khác áp dụng.

Các ứng dụng web sẽ có quyền truy cập vào WinUI thông qua công cụ của bên thứ ba Uno Project dành cho ứng dụng khách Web Assembly Blazor của Microsoft. Công cụ này biên dịch và chạy các ứng dụng .Net trong trình duyệt. Việc triển khai WinUI của Uno hoạt động với mã .Net chạy trên MacOS và trên Linux, vì vậy các nhà phát triển Windows sẽ có thể viết các ứng dụng .Net đồ họa hiện đại chạy gần như ở mọi nơi.

WinUI.

WinUI.

Microsoft nhận thức sâu sắc rằng người dùng của hãng ở mọi nơi, trên mọi thiết bị. Office hiện tại hoạt động trên Android và iOS, tận dụng các tính năng mới nhất như tiện ích con của iOS 14 và bàn phím mới của iPad với bàn di chuột tích hợp. Giờ đây, người dùng có thể sử dụng cả hai nền tảng di động và duy trì vững chắc trong hệ sinh thái Microsoft - tìm kiếm trong Bing trong Edge, sử dụng Outlook cho email và sử dụng các công cụ như OneNote và phần còn lại của bộ Office.

Apple và Android

Mặc dù môi trường tương đối hạn chế của Apple không cho phép Microsoft cung cấp trải nghiệm người dùng từ đầu đến cuối đầy đủ, nhưng Android thì khác. Tại đây, Launcher của Microsoft đưa các dịch vụ người dùng của hãng lên hàng đầu, tích hợp với dịch vụ Microsoft 365. “Gã khổng lồ công nghệ” thậm chí còn bắt tay với Google để cải thiện khả năng hỗ trợ thiết bị đa màn hình trong Android, như một phần của dự án Surface Duo. Microsoft đang xây dựng hỗ trợ đa màn hình và màn hình gập vào bộ công cụ giao diện người dùng đa nền tảng Xamarin, với các bộ điều khiển có thể thích ứng để làm việc trên định dạng loại màn hình.

Các công nghệ như WinUI và Xamarin là chìa khóa cho bộ công cụ phát triển chính khác có tên Project Reunion. Xây dựng trên cơ sở tách các thành phần giao diện người dùng khỏi Windows SDKs, Project Reunion hướng tới mục tiêu tách Windows khỏi SDK, cho phép nó phân phối riêng biệt với hệ điều hành (OS). Các thành phần và bảng điều khiển sẽ được cung cấp thông qua NuGet. Bộ công cụ Reunion dự định cuối cùng sẽ hợp nhất cả API Win32 và WinRT, cung cấp cách thức phổ biến để xây dựng và triển khai mã chạy trên Windows, đồng thời, đưa các ứng dụng cũ hơn vào cài đặt Windows hiện đại mà không yêu cầu viết lại nhiều.

Xamarin.

Xamarin.

Các công cụ như Visual Studio Code và Windows Subsystem for Linux (WSL) đã biến Windows trở thành đề xuất hấp dẫn đối với các nhà phát triển một lần nữa, cùng với thiết bị như Surface Book 15 inch trang bị bộ xử lý đồ họa Nvidia (GPU) tích hợp. Việc sáng tạo các ứng dụng Windows được thiết kế tốt, hấp dẫn dễ dàng hơn sẽ giúp đưa mã mà các nhà phát triển mới đang xây dựng sang Windows.

Các bản phát hành Windows tương lai sẽ bổ sung hỗ trợ GPU cho WSL, kích hoạt các công cụ học máy phổ biến để xây dựng và phát triển mô hình mới, có thể xuất dưới dạng tệp ONNX, để sử dụng trong các ứng dụng và nền tảng truyền thông WinML của riêng Windows.

Các thông báo gần đây từ chương trình Đảm bảo ứng dụng của Microsoft cho thấy những cam kết ngày càng gia tăng đối với bộ xử lý ARM như một giải pháp thay thế cho Windows trên các thiết bị di động nhẹ, được kết nối với thời lượng pin dài. Microsoft sẽ hỗ trợ cho bất kỳ tổ chức nào muốn chuyển các ứng dụng hiện có sang nền tảng Windows trên ARM.

Hãng vừa ra mắt phiên bản nâng cấp cho Surface Pro X hồi tháng 10, cải thiện hiệu suất, đồng thời, Windows sẽ sớm bổ sung tính năng giả lập cho các ứng dụng 64-bit Intel vào hỗ trợ ARM hiện có cho mã Intel 32-bit. Nhóm công cụ nhà phát triển đã cải thiện hỗ trợ cho ARM64 trong .Net và Visual Studio’s C ++, giúp dễ dàng đảm bảo nhắm tới hai mục tiêu Intel lẫn ARM mà không cần thay đổi bất kỳ mã nào.

Năng suất và quản lý từ đám mây

Việc Office chuyển sang dịch vụ đăng ký được lưu trữ trên đám mây là một bước đi hợp lý. Điều có lẽ không được mong đợi là sự kết hợp giữa Office và SharePoint sẽ cho ra đời Microsoft Graph - một tập hợp các API và dịch vụ cho phép người dùng làm được nhiều việc hơn với nội dung và dữ liệu chứ không chỉ đơn giản là để nó ở chế độ chia sẻ tệp. Trong khi các API Đồ thị bổ sung một khung tự động hóa và mở rộng mạnh mẽ, thì việc giới thiệu học máy trong Project Cortex và sản phẩm đầu tiên của nó - SharePoint Syntex lại biến nội dung thành một công cụ quản lý tri thức dựa trên tìm kiếm.

SharePoint.

SharePoint.

Với Office được phân phối trên cơ sở đăng ký, sử dụng các bản cập nhật hàng tháng để thêm các tính năng mới, bạn sẽ nhìn thấy các bản cập nhật thường xuyên của công cụ như trình chỉnh sửa tích hợp giúp tinh chỉnh văn bản và trình tạo sơ yếu lý lịch máy học sử dụng dữ liệu từ LinkedIn. Microsoft công khai lộ trình của các tính năng đã được lên kế hoạch và đang trong quá trình phát triển, đồng thời nhanh chóng tung ra các tùy chọn cộng tác và tích hợp mới với Teams khi ngày càng có nhiều người làm việc tại nhà.

Việc sử dụng SharePoint như là nền tảng cho các dịch vụ đám mây của Office, cùng với lưu trữ đám mây OneDrive tích hợp của Windows cũng cho phép Microsoft nhanh chóng triển khai các ứng dụng tập trung vào người dùng mới như một phần của nền tảng Microsoft 365. Các công nghệ như Windows Forms, Lists và ToDo xây dựng dựa trên Graph và trong nhiều trường hợp, biến những tính năng từng là của SharePoint thành ứng dụng và API đơn giản, dễ sử dụng.

Mặc dù Office 365 vẫn là phiên bản đăng ký dành cho người dùng, nhưng các gói đăng ký doanh nghiệp hiện là một phần của Microsoft 365. Tại đây, quản lý hệ thống, thông qua Intune và các tính năng mở rộng công cụ bảo mật. Một yếu tố chính - Microsoft Defender Advanced Threat Protection (ATP) - giúp phân tích hành vi của hệ thống và mạng, sử dụng máy học để phát hiện các hành vi bất thường. Microsoft tiếp tục bổ sung các tính năng, với một phiên bản Android được phát hành gần đây.

Tất cả đều hướng tới người dùng

Microsoft có thể đã để mắt đến người dùng cuối vào đầu thập niên 2000, nhưng mọi thứ giờ đã rất khác. Với việc big data từ hệ thống đo lường từ xa của Windows và Office hướng dẫn các quyết định, Microsoft đang thay đổi cách tiếp cận các công cụ và ứng dụng của người dùng. Vì vậy, 2021 sẽ là một năm mà hãng tiếp tục tung ra các dịch vụ Microsoft 365 mới xây dựng trên Microsoft Graph, cũng như hai bản cập nhật lớn cho Windows 10.

Trọng tâm đổi mới đó được phản ánh trong các công cụ và nền tảng dành cho nhà phát triển của hãng, vì Microsoft tập hợp nền tảng phát triển Windows của mình lại với nhau trong một đợt Reunion lớn và một bước chuyển mình lớn ở khung.Net.

Có vẻ như 2021 đã được định sẵn là một năm thú vị đối với Redmond.

4.9/5 (1,023 lượt)

Bài viết liên quan


0913.111111

Chỉ đường

Chat FB

Chat Zalo

0913.111111