Windows 10 Home, Windows 10 Pro và Windows 10 in S Mode – Đâu là lựa chọn tối ưu cho bạn?

Windows 10 Home, Windows 10 Pro và Windows 10 in S Mode – Đâu là lựa chọn tối ưu cho bạn?

18-09-2020 Lượt xem: 2,527
4.1/5 (1,003 lượt)

Microsoft đã cung cấp 12 phiên bản cho hệ điều hành Windows 10 của hãng. Trong đó, 3 phiên bản chính và phổ biến nhất là Windows 10 Pro, Windows 10 Home và Windows 10 in S mode. 9 phiên bản còn lại hướng tới những tệp khách hàng nhỏ hơn như doanh nghiệp, xí nghiệp và trường học.

Nhưng sự khác nhau giữa ba phiên bản chính này là gì? Đâu mới là lựa chọn tối ưu cho bạn? Hãy cùng Vương Khang thực hiện một phép so sánh để khám phá điểm độc đáo của chúng và giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn nhất khi mua PC hoặc nâng cấp hệ điều hành hiện tại.

Windows 10 Home

Windows 10 Home là phiên bản tiêu chuẩn của Windows 10, bộ phần mềm gốc cho người dùng phổ thông truy cập Windows tại nhà. Phiên bản này bao gồm nhiều tính năng cốt lõi hướng đến thị trường nước ngoài, chẳng hạn như Cortana voice assistant, Outlook, OneNote và Microsoft Edge.

Windows 10 Home vẫn tương thích với chương trình Windows Insider (Chương trình Người dùng nội bộ Windows) nhưng giới hạn về dịch vụ bảo mật và quản lý nhóm – thứ được tích hợp sẵn trên các phiên bản khác.

Với người dùng phổ thông, Windows 10 Home bao gồm nhiều tính năng quan trọng. Bạn còn có thể tìm thấy các tính năng hỗ trợ cho lệnh thoại, phác thảo bằng bút, màn hình cảm ứng, đăng nhập Windows Hello và nhiều hơn nữa. Phiên bản hệ điều hành này cũng bao gồm mã hóa các dịch vụ tích hợp được bật theo mặc định, nhưng đừng nhầm lẫn điều đó với dịch vụ mạnh mẽ hơn nhiều là BitLocker.

Windows 10 Home hướng đến nhóm khách hàng phổ thông.

Windows 10 Home hướng đến nhóm khách hàng phổ thông.

Dù Windows 10 Home thường không được cài đặt với bộ Office đầy đủ (Word, Excel, PowerPoint,...), nhưng ít nhất, nó cũng cung cấp bản dùng thử 30 ngày cho dịch vụ đăng ký Microsoft 365 với hy vọng ngườu dùng mới sẽ đăng ký bản full sau khi trải nghiệm. Ngoài ra, nó còn cấp truyền truy cập lưu trữ đám mây OneDrive của Microsoft, cài đặt tự động với tài khoản Microsoft của bạn. Phiên bản miễn phí chỉ cung cấp 5 GB. Bạn sẽ có thêm nhiều dung lượng lưu trữ hơn nếu đăng ký Microsoft 365.

Với các game thủ, Windows 10 Home có thể đáp ứng nhu cầu bằng ứng dụng Xbox, game streaming, hỗ trợ điều khiển Xbox, Game DVR...

Nhìn chung, Windows 10 Home vẫn còn tương đối nhẹ nhàng nếu xét tới các tính năng chuyên sâu hơn, nhưng nó vẫn bao gồm tính năng quản lý bằng thiết bị di động. Điều này rất hữu ích cho các cá nhân hoặc gia đình muốn kiểm soát cài đặt ứng dụng và bảo mật nhờ kết nối với điện thoại.

Windows 10 Pro

Phiên bản chuyên nghiệp của Windows 10 chứa nhiều tính năng bổ sung được thiết kế dành cho doanh nghiệp, doanh nhân. Nó có hầu hết mọi thứ do Windows Home cung cấp, cộng thêm các dịch vụ bào mật và quản lý.

Windows 10 Pro thường được các công ty hoặc trường học mua với số lượng lớn, mặc dù bạn có thể thiết lập cấu hình máy tính bàn và máy tính xách tay để sử dụng phiên bản này thay vì Windows 10 Home.

Mặc dù cả Home và Pro đều có chung những tính năng cốt lõi, nhưng các mục bổ sung ở Pro không thật sự cần thiết đối với người dùng phổ thông tại nhà. Ví dụ, phiên bản này có mã hóa BitLocker mạnh mẽ và Windows Information Protection (Bảo vệ Thông tin Windows), giúp nâng cao kiểm soát truy cập.

Windows 10 Pro hướng đến nhóm khách hàng đặc biệt hơn.

Windows 10 Pro hướng đến nhóm khách hàng đặc biệt hơn.

Bạn cũng có thể tìm thấy nhiều bộ tùy chỉnh cho mục đích kinh doanh hoặc giáo dục. Bạn thậm chí còn có thể truy cập vào những tính năng cực cool như Windows Sandbox, cho phép bạn chạy những ứng dụng thiếu tin cậy trong môi trường ảo.

Windows 10 Pro còn bao gồm tính năng truy cập vào các phiên bản doanh nghiệp ở các dịch vụ Microsoft như Windows Store for Business, Windows Update for Business, tùy chọn trình duyệt Enterprise Mode... Những phiên bản này chứa nhiều tính năng bổ sung cho bạn mua hoặc tải hàng loạt nội dung lên. Các tùy chọn để ảo hóa gồm có khả năng điều khiển máy tính từ xa, Client Hyper-V, thiết lập cấu hình Shared PC, Azure Active Directory và nhiều hơn nữa.

Có thể tóm gọn lại rằng các tính năng bổ sung trên Windows 10 Pro rất có ích đối với các nhà quản lý IT, nhưng không dành cho người dùng phổ thông.

Windows 10 in S Mode

Windows 10 in S mode là phiên bản Windows 10 được Microsoft định hình để chạy trên các thiết bị nhẹ hơn, cung cấp bảo mật tốt hơn và cho phép quản lý dễ dàng hơn. Phiên bản này không có thiết kế đặc biệt, nhưng “ông lớn công nghệ” phát triển nó quanh các từ khóa như bảo mật, sắp xếp hợp lý, hiệu suất vượt trội.

Windows 10 in S mode là chế độ đặc biệt, về cơ bản là giới hạn Windows 10 trong nhiều cách để giúp nó chạy nhanh hơn, duy trì thời lượng pin dài hơn, bảo mật cao hơn và dễ quản lý hơn. Bạn có thể chọn không tham gia chế độ này và quay trở lại Windows 10 Home hoặc Pro nếu cần. Ý tưởng là các nhà sản xuất PC xuất xưởng thiết bị với S mode và khiến chúng đủ sức cạnh tranh hơn với Chromebook trong môi trường giảo dục và cho các tổ chức cần bảo mật cao hơn và dễ bảo dưỡng hơn.

Về chức năng, S mode hỗ trợ những dịch vụ cơ bản như Windows 10. Microsoft hướng tới các trường học và mong muốn các giáo viên có đủ công cụ cần thiết để quản lý lớp học. Tuy nhiên, S mode phải loại bỏ một vài khả năng quan trọng để đạt được kết quả đó.

Sự khác biệt đầu tiên và quan trọng nhất là Windows 10 in S mode chỉ cho phép cài đặt các ứng dụng từ Windows Store. Hạn chế này cho phép Microsoft tiêu diệt phần mềm độc hại hiệu quả hơn và đảm bảo chất lượng ứng dụng nằm ở một mức nhất định. Song, nó sẽ hạn chế những thứ mà người dùng có thể tải và sử dụng.

Windows 10 in S mode là một chế độ đặc biệt của Windows 10.

Windows 10 in S mode là một chế độ đặc biệt của Windows 10.

Cần lưu ý rằng hạn chế này cũng áp dụng cho bất cứ công ty phần mềm độc quyền nào đã và đang phát triển, cùng bất kỳ phần mềm bảo mật nào ngoài Windows Defender. Điều này khiến mọi thứ trở nên khó khăn đối với một số doanh nghiệp.

Tiếp theo, Microsoft Edge là trình duyệt mặc định trong S mode và bạn không thể nào thay bằng trình duyệt khác. Trên lý thuyết, nếu các trình duyệt khác có ứng dụng Windows Store, bạn có thể sử dụng. Thế nhưng trên thực tế, điều này vẫn chưa xảy ra và chúng luôn luôn kết nối mặc định với Edge. Một lần nữa, Microsoft đưa ra lý do cho hạn chế này là vì để kiểm soát bảo mật tốt hơn. Tương tự, Bing là công cụ tìm kiếm mặc định cho các hoạt động của S mode.

Thời gian khởi chạy và hoạt động ứng dụng ở S mode nhìn chung là nhanh, đó là một điểm cộng. Lý do cho ưu thế về mặt tốc độ là không có bất kỳ ứng dụng kế thừa Windows nào có thể làm chậm tiến độ. S mode sẽ hoạt động rất linh hoạt, miễn là bạn không ngốn quá nhiều RAM. Các file sẽ được tự động lưu trên đám mây qua OneDrive, giúp tránh hiện tượng quá tải trên các ổ cứng nhỏ hơn.

Các tính năng cơ bản của Windows như Cortana, nhận diện khuôn mặt Windows Hello và Windows Ink để sử dụng bút cảm ứng vẫn được duy trì.

Bất kỳ PC nào cũng có thể tương thích với Windows 10 in S mode. Điểm khác biệt quan trọng nhất là bạn chỉ có thể sử dụng S mode nếu nhà sản xuất xuất xưởng chúng với phiên bản hệ điều hành này. Và, đương nhiên, chúng hoàn toàn có thể dễ dàng được thoát gỡ khỏi S mode. Bạn chỉ cần đi đến Windows Store và nhấp vào các tùy chọn. Một khi việc chuyển đổi hoàn thành, PC của bạn có thể chạy Windows 10 Home hoặc Windows Pro.

Với 12 phiên bản của hệ điều hành Windows 10, chọn ra một phiên bản phù hợp thực sự là việc khá khó khăn.

Hy vọng, với bài phân tích 3 phiên bản chính trên đây của Vương Khang, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn phần nào khi lựa chọn phiên bản phù hợp nhất cho mục đích sử dụng và thiết bị của mình.

4.1/5 (1,003 lượt)

Bài viết liên quan


0913.111111

Chỉ đường

Chat FB

Chat Zalo

0913.111111