Surface Studio 2: Tuyệt tác về thiết kế

Surface Studio 2: Tuyệt tác về thiết kế

16-09-2020 Lượt xem: 2,545
4/5 (1,002 lượt)

4 năm trước, Microsoft phát hành chiếc máy tính để bàn đầu tiên của hãng mang tên Surface Studio. Đó là một chiếc PC all-in-one, được trang bị màn hình cảm ứng lớn 28 inch, kết hợp với bản lề không trọng lực, có thể gập xuống và sử dụng như một bảng vẽ để thực hiện công việc sáng tạo dễ dàng hơn. Không ngoa khi nói rằng Studio là một trong những chiếc PC đẹp nhất từng xuất hiện trên thị trường. Nó gần như đã đạt đến độ hoàn hảo.

Năm 2018, Microsoft ra mắt phiên bản hoàn hảo hơn có tên Surface Studio 2. Chiếc máy vẫn là một tuyệt tác về thiết kế giống như người tiền nhiệm, nhưng những thành phần bên trong đã được cải thiện đáng kể.

Surface Studio 2 được trang bị con chip mạnh mẽ hơn cùng những tùy chọn GPUs cao hơn. Và, quan trọng nhất, một ổ SSD phù hợp.

Thiết kế

Phần tốt nhất ở Surface Studio 2 cũng tương tự phiên bản cũ của nó: Một màn hình cảm ứng lớn, sáng, hiển thị rõ nét, được gắn với một bản lề không trọng lực. Màn hình rộng 28 inch, độ phân giải 4500 x 3000 pixel (192 PPI), tỷ lệ khung hình 3:2. Microsoft đã nâng cấp độ sáng cho màn hình lên tới hơn 500 nit và tăng độ tương phản.

Surface Studio sở hữu bản lề không trọng lực gập mở trơn tru và linh hoạt.

Surface Studio sở hữu bản lề không trọng lực gập mở trơn tru và linh hoạt.

Tỷ lệ khung hình 3:2 mang đến cảm giác màn hình dường như rất lớn. Có thừa không gian trên màn hình để bạn có thể xem hình ảnh tham chiếu trên một cửa sổ khác trong lúc vẽ và thiết kế.

Về cơ bản, ngoại hình của Surface Studio 2 vẫn "na ná" người anh em tiền nhiệm. Tuy nhiên, Microsoft đã bổ sung một cổng USB-C cùng với đầu đọc thẻ SD full-size, cổng Gigabit Ethernet, 4 cổng USB 3.0, jack cắm tai nghe.

Tất cả các cổng kết nối này đều nằm trên mặt sau của chiếc hộp nhỏ, cũng chính là chân đế của máy, rất gọn gàng.

Tất cả các cổng kết nối đều được đặt ở mặt sau của chiếc hộp nhỏ, cũng chính là phần chân máy.

Tất cả các cổng kết nối đều được đặt ở mặt sau của chiếc hộp nhỏ, cũng chính là phần chân máy.

Hiệu suất

Bên trong chiếc hộp nhỏ nói trên là con chip quad-core Core i7, RAM lên tới 32 GB và SSD 2TB cho phiên bản cao nhất. GPU có thể là Nvidia GTX1060 hoặc GTX1070 tùy phiên bản.

Mặc dù sử dụng con chip Intel thế hệ thứ 7, Surface Studio 2 vẫn được đánh giá cao về hiệu suất. Nó có thể xử lý hầu hết tác vụ, cho dù đó là chỉnh sửa ảnh, dựng video hay thiết kế đồ họa, thậm chí là các tựa game cỡ vừa. Studio 2 linh hoạt và nhạy bén, có thể đáp ứng gần như mọi mong đợi của bạn ở một chiếc máy có mức giá hàng nghìn USD.

Phụ kiện bán kèm

Surface Studio 2 là lựa chọn lý tưởng cho dân thiết kế - những người cần vẽ trên màn hình cảm ứng và cần một chiếc bút để có thể sáng tạo nhiều hơn.

Khác với iMac, Surface Studio 2 không cần máy tính bảng và bút walcom riêng biệt, vì chiếc máy sẽ được hỗ trợ Microsoft Surface Pen, còn bản thân nó có thể biến hình thành một chiếc máy tính bảng khổng lồ. Khi muốn vẽ, bạn chỉ cần gập phần bản lề xuống khoảng 20 độ so với mặt bàn. Ngay lập tức, Studio 2 sẽ trở thành một chiếc Surface 28 inch cho bạn thỏa sức sáng tạo sản phẩm nghệ thuật của riêng mình.

Surface Studio 2 là chiếc máy lý tưởng cho dân thiết kế.

Surface Studio 2 là chiếc máy lý tưởng cho dân thiết kế.

Surface Pen gần giống bút Wacom với phần ngòi bút có thể thay thế. Đặc biệt, chiếc nút nằm ở cuối bút có tác dụng như một cục tẩy.

Surface Pen đạt 4.096 mức cảm ứng lực nhấn, hỗ trợ nét nghiêng và thời gian phản hồi nhanh. Khi không sử dụng bút, bạn có thể gắn nó vào cạnh màn hình cảm ứng nhờ nam châm từ tính.

Bên cạnh Surface Pen, một phụ kiện độc đáo khác bán kèm Studio 2 là Surface Dial. Thiết bị này là núm xoay giúp bạn tương tác cuộn, phóng to, xoay và điều hướng trên màn hình cảm ứng của thiết bị. Với Dial, bạn còn có thể chỉnh âm lượng, chuyển bài hát, cuộn trang web hay lướt menu một cách tự nhiên.

Surface Dial bán kèm Surface Studio là một thiết bị hỗ trợ độc đáo.

Surface Dial bán kèm Surface Studio 2 là một thiết bị hỗ trợ độc đáo.

Surface Dial rất hữu dụng đối với các nhà thiết kế khi sáng tạo. Bạn có thể chỉnh màu theo từng nấc nhỏ, chỉnh kích thước nét vẽ bằng cách vặn núm thay vì sử dụng chuột hoặc bàn phím. Khi đặt Dial lên màn hình, một số công cụ sẽ được mở ra tùy theo ứng dụng, hỗ trợ chuyên sâu cho bạn trong việc thiết kế.

Surface Keyboard và Surface Mouse là hai phụ kiện tiếp theo bán kèm Surface Studio 2. Chúng đều là phụ kiện không dây, dễ dàng kết nối bằng Bluetooth và hoạt động trơn tru. Bàn phím của Surface Keyboard có độ nảy tốt, đáp ứng thao tác gõ nhanh của bạn.

Nhìn chung, thật khó có thể ghìm lòng trước vẻ ngoài thanh lịch, hiện đại của Surface Studio 2 ở cái nhìn đầu tiên. Thiết bị đến từ Microsoft sở hữu màn hình cảm ứng tuyệt đẹp, chất lượng cùng phần bản lề linh hoạt. Bạn có thể sử dụng nó như một chiếc máy tính để bàn, cũng có thể biến nó thành một chiếc máy tính bảng khổng lồ để vẽ và thiết kế.

Surface Studio 2 mang đến trải nghiệm thú vị hơn nhiều so với những chiếc máy tính để bàn thông thường khác. Với những ưu điểm về thiết kế và sự ổn định về hiệu suất, nó là chiếc máy xứng đáng được đầu tư, đặc biệt là khi bạn cần một thiết bị phục vụ cho công việc liên quan đến lĩnh vực sáng tạo.

4/5 (1,002 lượt)

Bài viết liên quan


0913.111111

Chỉ đường

Chat FB

Chat Zalo

0913.111111